Welcome To Talentnetwork

Join Our Talent Network

What is a Talent Network

Joining our Talent Network will enhance your job search and application process. Whether you choose to apply or just leave your information, we look forward to staying connected with you.

Why Join?

  • Receive alerts with new job opportunities that match your interests
  • Receive relevant communications and updates from our organization
  • Share job opportunities with family and friends through Social Media or email

Join our Talent Network today!

 

Làm giàu trải nghiệm từ những lời phê bình

Hầu hết mọi người đồng ý rằng bị chỉ trích hiếm khi vui vẻ hay dễ nghe. Dù đó là lời phê bình của sếp, bình luận của người đồng cấp, hay thậm chí là nhận xét của nhân viên dưới quyền, họ đều có thể khiến bạn khó chịu.

Bất kể ý định của người phê bình là gì (tốt, xấu hay trung lập), bạn hãy nhớ luôn có một thông điệp hữu ích một khi bạn thoát ra khỏi bẫy phản ứng cảm xúc ban đầu. Dưới đây là một số cách bạn có thể vận dụng nhằm giúp các trải nghiệm có giá trị hơn, xem ngay với CareerBuilder.vn nhé!

HÃY NHỚ SỰ CHỈ TRÍCH KHÔNG PHẢI LÀ CUỘC TẤN CÔNG

Trừ khi bạn là “người mặt dày” hoặc đã luyện tập việc lắng nghe phê bình trực tiếp quá nhiều lần, khoảnh khắc đầu tiên khi nhận sự chỉ trích là thách thức nhất. Phản ứng của bạn có thể là không muốn đương đầu hoặc chạy khỏi “hiện trường”, đừng né tránh như vậy! Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, không có bất kỳ phản ứng nào như thế sẽ giúp bạn ghi điểm. Hãy tập luyện cách dập tắt những sự phản kháng tự động đó bằng một hoặc hai cụm từ tích cực, cách này giúp bạn có thêm vài giây phút để lấy lại sự trầm tĩnh.

Chuẩn bị sẵn vài câu nói như “Đó là một quan điểm thú vị” hay “Tôi chưa từng nghĩ về nó theo cách đó” có thể giúp bạn giảm bớt tác động của cảm xúc ban đầu, đặc biệt khi lời nhận xét đến bất thình lình, khiến bạn ngạc nhiên và ngoài mong đợi.

HỎI ĐỂ LÀM RÕ

Đôi khi các phản hồi được diễn đạt hoặc trình bày rất kém. Chẳng hạn như đối phương sử dụng cách nói khái quát quá mức với vô số cụm từ như: “Bạn luôn luôn”, “Anh không bao giờ”, “Tôi rất ghét khi cô”… Các phản hồi dành cho bạn nhiều lúc cũng có thể quá mơ hồ và không có ý nghĩa gì.

Đó là lý do vì sao việc giữ suy nghĩ khách quan và đi thẳng vào trọng tâm thông điệp mà người khác đang cố truyền đạt là cực kỳ quan trọng. Hãy đặt ra các câu hỏi nương theo dòng trò chuyện, như “Bạn có thể đưa ra ví dụ cụ thể cho vấn đề mà bạn đang nói không?” để thu hẹp phạm vi tập trung.

Theo báo cáo của Gallup’s State of the American Workplace, hiện tại, hầu hết các quản lý không cung cấp đủ các loại phản hồi cần thiết để mang lại hiệu suất tốt hơn. Chỉ có 23% nhân viên xác nhận rằng quản lý của họ cung cấp phản hồi ý nghĩa. Vì vậy, nếu bạn muốn nhận được giá trị cao nhất từ các phản hồi, hãy giúp người đối diện đưa ra thêm thông tin hữu ích bằng cách đặt câu hỏi phù hợp.

THỰC SỰ LẮNG NGHE

Trong khi đặt câu hỏi, hãy thực sự lắng nghe câu trả lời. Nên tự tách mình ra khỏi cảm xúc và đừng phản ứng lại. Nghĩ về điều này như nhiệm vụ “truy tìm sự thật”. Khi đã có đủ thông tin, bạn hãy tóm tắt và nhắc lại những điều mình nghe được. Phải chắc chắn rằng đôi  đang nhìn và nói về cùng một câu chuyện. Sẽ không có tổn thương khi bạn biết đặt mình vào vị trí của người khác. Sếp hoặc đồng nghiệp có lẽ cũng không hề thoải mái khi nêu ra với bạn những chủ đề thế này, chỉ là họ cần phải nói.

ĐỪNG CÁ NHÂN HOÁ

Những lời chỉ trích có lẽ không liên quan đến bạn, vì vậy đừng khiến nó trở thành việc của cá nhân. Nó nên thuộc về vai trò của bạn, tức là quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc hiệu suất công việc. Ngay giây phút biến nó thành chuyện cá nhân, bạn rơi vào cuộc đối đầu giữa ai đúng ai sai, tình trạng này không giúp hoàn thành bất cứ điều gì. Sự chỉ trích thậm chí có thể về hành vi của bạn, ngay cả như thế vẫn phải nhớ: Không để buổi phê bình hướng vào cá nhân bạn.

GẮN VỚI SỰ THẬT

Nếu có những chi tiết không liên quan trong các phản hồi, hãy cho qua! Chúng không thích đáng. Nếu cần thiết, bạn có thể lịch sự chỉ ra điều này cho đối phương. Mục tiêu là để cả hai cùng nhìn nhận rõ đâu là điểm mấu chốt thực tế, phù hợp và có liên quan trong những lời phê bình hoặc chỉ trích.

TRÁNH BIỆN MINH

Đây không phải là thời gian lẫn địa điểm tốt để cố gắng chuyển hướng sự khiển trách hay hợp thức hoá hành vi của bạn. Đây là lúc thích hợp để nói “Cảm ơn những phản hồi của anh” một cách đơn giản. Bạn cần thời gian để đưa ra vài suy nghĩ về trọng tâm vấn đề.

Nói với người đó rằng bạn đánh giá cao thiện chí và thời gian của họ, về phần mình, bạn cần có thời gian để suy nghĩ về những điều họ nói. Nếu cứ tiếp tục tránh né, bao biện hoặc bào chữa, bạn chỉ thành công trong việc khiến mình có vẻ yếu đuối hơn, đó không phải là ấn tượng đẹp để lại trong mắt người khác.

ĐI TIẾP VỚI NGƯỜI ĐÃ PHÊ BÌNH BẠN

Khi đã dành thời gian nghiền ngẫm kỹ càng về những nhận xét hay góp ý, và hiểu nó quan trọng thế nào đối với sự phát triển nghề nghiệp của mình, hãy nỗ lực dõi theo nó. Đề nghị người đã đưa ra phản hồi ban đầu dành cho bạn vài phút. Giải thích rằng bạn đã suy xét vấn đề , và chia sẻ những điều bạn khám phá được cũng như những hướng đi khả thi mà bạn tin rằng nó giúp mình cải thiện tình hình.

Cũng sẽ không hại gì nếu bạn đề nghị đối phương tư vấn cho mình vài ý tưởng hoặc lời khuyên. Có thể, họ từng trải qua tình huống tương tự và cố gắng chia sẻ kinh nghiệm thực tế để bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Qua đó, họ cũng mong học hỏi được từ những sự cải tiến của bạn. Điều này có thể là khởi đầu tốt cho một mối quan hệ cố vấn lành mạnh và hiệu quả.

Hãy nhớ rằng nhưng lời phê bình hay chỉ trích chỉ là công cụ có tác dụng giúp bạn trưởng thành hơn. Nó không cần chỉ ra những điều bạn đã làm rất tốt. Theo một nghiên cứu năm 2018 của Randstad, 69% những người tham gia khảo sát cho biết họ sẽ cảm giác hài lòng hơn nếu nhà tuyển dụng “sử dụng tốt các kỹ năng và khả năng” của họ. Phê bình mang tính xây dựng là cách để trau dồi những kỹ năng và khả năng đó.

Phản hồi có thể là một cơ hội học tập giá trị. Khi chúng được nói ra và tiếp nhận với thái độ chuyên nghiệp và trách nhiệm, tất cả mọi người đều nhận được lợi ích.

(Nguồn ảnh: Internet)

 

Thanks for joining our Talent Network,

By joining our Talent Network you have not officially applied to a position.

Please apply now to become candidates for vacancies or continue update resume.